Lịch Trình Trục Xuất

Thủ tục trục xuất ở Tiểu Bang Washington thường mất khoảng ba tuần kể từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, nhưng khoảng thời gian này có thể thay đổi. Có nhiều yếu tố khác nhau có thể tác động đến thời gian thực hiện thủ tục trục xuất. Dưới đây là một lịch trình điển hình cho việc trục xuất vì lý do không trả tiền nhà. Lịch trình này giả định rằng chủ nhà xúc tiến thủ tục trục xuất càng nhanh càng tốt trong phạm vi luật cho phép. Lịch trình này chỉ là một ví dụ. Đừng nghĩ rằng tiến trình của quý vị cũng sẽ nhanh như thế. Nói chuyện với một luật sư để biết thêm thông tin về trường hợp cụ thể của quý vị.

Ngày 1 — Tới hạn trả tiền nhà.
Ngày 2 — Tiền nhà vẫn chưa được trả và chủ nhà đưa cho người thuê giấy thông báo trả tiền trong vòng 3 ngày hoặc dọn ra.
Ngày 3, 4, 5 — Người thuê nhà có 3 ngày để có đủ tiền trả theo thông báo có kỳ hạn 3 ngày. Ngưởi chủ nhà không nhất thiết phải nhận bất cứ phần trả dần nào, nhưng bắt buộc phải nhận số tiền thuê nếu được trả đầy đủ trong vòng 3 ngày. Nhiều khi thông báo kỳ hạn 3 ngày tính thêm phí trả trễ. Người thuê nhà nên xem lại bản hợp đồng thuê nhà của mình xem có ghi mức phí trả trễ hay không.
Ngày 6 — Tiền nhà vẫn chưa được trả. Người chủ cho thuê giờ đây có thể tống đạt cho người thuê giấy tờ pháp lý về vụ kiện trục xuất người chiếm hữu bất hợp pháp (trát hầu tòa và đơn khởi kiện trục xuất). Đây là khởi điểm của thủ tục trục xuất trên tòa án.

  • Người thuê nhà phải trả lời trát hầu tòa và đơn khởi kiện trong vòng bảy ngày, nếu không thì sẽ bị thua kiện một cách mặc nhiên. Ngày hạn nộp giấy trả lời sẽ được ghi trên trát tòa.
  • Trát hầu tòa có thễ đã được đăng nộp vào hồ sơ của tòa rồi. Nếu có thì trát tòa sẽ có số hồ sơ được đóng ở góc trên cùng bên phải.
  • Trát tòa cũng có thể được tống đạt cùng với lệnh đòi trình bày lý do và thông báo ngày ra tòa.
  • Trát hầu tòa cũng có thể có điều khoản yêu cầu trả tiền hoặc nộp bản khai hữu thệ, bắt buộc người thuê nhà phải trả số tiền được ghi trên bản thông báo trực tiếp cho phòng ký gửi tiền của tòa hoặc nếu không thì phải nộp bản chứng thực có tuyên thệ khẳng định rằng họ có cơ sở pháp lý để phản biện vụ kiện. Phải thực hiện việc này trong vòng bảy ngày kể từ ngày trát hầu tòa được đăng nộp với tòa án, nếu không thì người thuê nhà sẽ bị thua kiện một cách mặc nhiên.
  • Trát hầu tòa cũng có thể cho phép người thuê nhà chọn yêu cầu đưa hồ sơ kiện lên tòa án để xét xử. Ngay sau khi hồ sơ vụ kiện được đăng nộp với tòa thì việc trục xuất sẽ bị ghi vĩnh viễn vào hồ sơ người thuê, bất chấp thẩm phán quyết định kết quả như thế nào. Việc này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thuê nhà của người thuê trong tương lai.

Ngày 12 — Đến hạn nộp bản trả lời của người thuê nhà. Thay vì trả lời, người thuê nhà cũng có thể nộp cho tòa án bản thông báo về việc có luật sư đại diện.
  • Bản trả lời phải trình bày bất cứ và tất cả những lời biện hộ mà người thuê muốn đưa ra để phản biện lại việc trục xuất, cũng như liệt kê ra bất cứ khoản tiền nào của người thuê mà người chủ nhà đang giữ lại.
  • Bản trả lời phải được gửi đến luật sư của chủ nhà, và đến cả tòa án nếu vụ kiện đã được đăng nộp. Thông tin liên lạc của luật sư sẽ được ghi trên trát hầu tòa. Bản trả lời có thể được đích thân đăng nộp trực tiếp hoặc đăng nộp qua đường bưu điện hay fax nhưng thế nào cũng phải đến nơi nhận trước ngày hạn.
  • Nếu người thuê nhà không trả lời, tòa án sẽ ra phán quyết vắng mặt và bên chủ nhà sẽ thắng kiện.
  • Sau khi người thuê nhà trình nộp bản trả lời, phiên xét xử sẽ được lên lịch (nếu chưa có). Nếu chưa được lên lịch thì thông thường phiên tòa này sẽ được thực hiện vào khoảng ngày thứ 20, nhưng có thể xảy ra sớm hơn, thậm chí ngay sau ngày hạn nộp bản trả lời.

Ngày 13 — Tòa án xét xử và ra phán quyết. Thẩm phán sẻ phán quyết vắng mặt nếu người thuê nhà chưa đăng nộp bản trả lời với tòa.
  • Nếu người thuê nhà có trả lời bản khởi kiện thì cả hai bên sẽ tham gia phiên xử. Thẩm phán sẽ lắng nghe cả hai phía của vụ kiện, sau đó đưa ra phán quyết. Trong hầu hết các vụ kiện trục xuất, phần thắng thường nằm về phía chủ nhà cho thuê.
  • Nếu chủ nhà thắng kiện, tòa án sẽ ra lệnh bắt người thuê phải bồi thường số tiền thuê nhà và các khoản phí còn thiếu, cộng thêm chi phí tòa án và chi phí luật sư.
  • Còn nếu người thuê thắng thì vụ kiện sẽ được bác bỏ. Tuy nhiên, việc đăng nộp đơn khởi kiện trục xuất vẫn sẽ bị đưa vào hồ sơ của người thuê nhà.
  • Nếu người thuê nhà đang còn trong hạn hợp đồng và có khả năng nộp cho phòng ký gửi tiền của tòa án đầy đủ số tiền còn nợ người chủ nhà, thì hợp đồng thuê nhà của họ phải được tiếp tục.
  • Thẩm phán có thể đưa vụ kiện ra một buổi xét xử.
  • Người thuê nhà có thể được đại diện bởi một luật sư tại phiên xét xử. Để biết thêm chi tiết, xem phần Các Nguồn Trợ Giúp Dành Cho Người Thuê Nhà.
  • Thay vì ra tòa xét xử, luật sư của người cho thuê có thể đề nghị người thuê đồng ý dàn xếp vụ kiện bằng cách thỏa thuận với nhau. Nên nhờ luật sư xem hộ bất kỳ thỏa thuận nào trước khi quý vị đặt bút ký. Các thỏa thuận như vậy nhiều khi có thể dẫn đến các hậu quả tiềm ẩn khó lường trước. Không nên ký nếu quý vị không thể tuân thủ đúng theo thỏa thuận đó.

Ngày 14 — Cảnh sát trưởng tống đạt cho người thuê nhà án lệnh trục xuất, thông thường được dán trên cửa của họ. Tên và số điện thoại của cảnh sát trưởng sẽ được đóng dấu trên cùng của bản lệnh. Người thuê nhà có thể liên lạc với cảnh sát trưởng và báo cho họ biết thời gian dọn ra khỏi căn hộ.Ngày 18 — Đây là ngày đầu tiên mà vị cảnh sát trưởng có thể thi hành theo lệnh tòa, 72 giờ sau khi tống đạt lệnh. Ngày 21 cũng là hạn chót để người thuê nhà gửi giấy chính thức yêu cầu chủ nhà cất giữ đồ đạc cá nhân của họ.*Ngày 19 hoặc 20*— Lệnh tòa thường được thi hành trong một hoặc hai ngày sau ngày được phép hành động. Nếu người thuê nhà chưa dọn ra thì vị cảnh sát trưởng sẽ đến tận nhà để giám sát việc chủ cho thuê đưa người thuê cùng các đồ đạc cá nhân ra khỏi căn hộ.Ngày 23 — Hạn chót để vị cảnh sát trưởng hoàn tất việc trục xuất.

Tenants Union Tenant Counselors are not attorneys, and this information should not be considered legal advice. Please read our full Tenant Union Disclaimer.